Nước Nhiễm Phèn Và Cách Xử Lý -

Nước Nhiễm Phèn Và Cách Xử Lý

1. Nước nhiễm phèn là gì?

Nguyên nhân chủ yếu của nước ngầm nhiễm phèn là do hàm lượng sắt trong nước ngầm quá cao, và phân bố không đồng đều trong các lớp trầm tích dưới đất sâu. Trong nước ngầm sắt thường tồn tại ở dạng ion, sắt có hóa trị 2 (Fe2+) là thành phần của các muối hòa tan. Sắt (II) bicacbonat là một muối không bền, nó dễ dàng thuỷ phân thành sắt (II) hyđroxyt theo phản ứng sau:

Fe(HCO)3)2 + 2H2O → Fe(OH)2 + 2H2CO3

Nếu trong nước có oxy hòa tan, sắt (II) hyđroxyt sẽ bị oxy hoá thành sắt (III) hyđroxyt theo phản ứng sau:

4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3 ↓

 2. Những trường hợp nào chứng tỏ nước nhiễm phèn:

Trường hợp 1: sắt hóa trị II bao gồm FeS, Fe(OH)2, FeCO3, Fe(HCO3)2 FeSO4, FeCl2….Chúng chủ yếu tồn tại ở dạng nước ngầm hay những nguồn nước không tiếp xúc với oxy, dạng sắt (II) thường là dạng dễ tan trong nước, có mùi tanh rất khó chịu. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nước nhiễm phèn này là do mạch nước chảy qua những khu vực có chứa mỏ sắt hay chứa nhiều muối sắt tạo nên nước phèn.

Trường hợp thứ 2: trường hợp sắt hoá trị III gồm: Fe(OH)3, FeCl3, Fe(SO4)3…..Dạng sắt (III) chủ yếu tồn tại ở dạng nước mặt (sông, suối, ao, hồ..) trong các hợp chất của sắt III thì Fe(OH)3 là chất keo tụ, dễ dàng lắng đọng hoàn toàn bể lắng và bể lọc, ngoài ra nó còn là chất keo lơ lửng có thể hấp thụ các chất bẩn trong nước.

Chính vì vậy mà khi ta bơm nguồn nước ngầm lên ban đầu thấy nước rất trong nhưng sau đó để cho nước tiếp xúc với không khí (phơi nhiễm) thì nước lại bị đục lại, có mùi tanh đặc trưng và chất đục (cặn sắt đã bị oxi hóa) dễ dàng lắng xuống đáy bể chứa. Điều này là do Fe2+ trong nước bị oxi hoá thành Fe3+ tạo kết tủa.

3. Phương án xử lý nước nhiễm phèn:

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều phương pháp xử lý nước nhiễm phèn, có thể châm hóa chất, lọc thô, làm thoáng tự nhiên hay sử dụng công nghệ lọc RO…..Tuy nhiên trong số các phương pháp trên còn nhiều hạn chế:

+ Châm hóa chất: để tạo lắng có thể làm dư lượng hóa chất có trong nước ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, mặt khác các hóa chất hiện nay có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, hoặc xuất xứ từ Trung Quốc.

+ Xây dựng bể lọc thô bằng vật liệu cát sạn: Sử dụng phương pháp xây bể cổ truyền, ban đầu thì nước rất sạch nhưng sau một thời gian nước trở lại như cũ bởi vì các cặn bẩn đã làm tắc trít các vật liệu lọc làm cho tốc độ cũng như chất lượng lọc kém, khó sục rửa, vệ sinh vật liệu và tốn rất nhiều thời gian.

+ Làm thoáng tự nhiên: Tốn diện tích và  không hiệu quả, chỉ xử lý được rất ít

+ Sử dụng Công nghệ RO: chất lượng rất tốt nhưng giá thành cao, thường xuyên phải thay thế lõi lọc

+ Phương án xử lý bằng cột composite kết hợp làm thoáng:

Từ những hạn chế trên Công ty Chúng Tôi đã áp dụng phương pháp làm thoáng kết hợp cột composite chứa vật liệu lọc. Nhằm tối ưu hóa và xử lý triệt để các vấn đề mà các công nghệ cũ thường gặp. Hệ thống được thiết kế vừa tiện sử dụng, dễ vận hành, dễ sục rửa mà giá thành lại rẻ, ít chiếm diện tích mặt bằng, công suất lọc cao đáp ứng nhu cầu sử dụng của công ty, xí nghiệp, hay hộ gia đình.

ĐỂ BIẾT THÊM THÔNG TIN VUI LÒNG LIÊN HỆ VỚI KỸ THUẬT CÔNG TY CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC HƯỚNG DẪN, TƯ VẤN MIỄN PHÍ!

lọc nước phèn, lọc nước sông, lọc lại nước máy, xử lý nước tinh khiết, xử lý nước nhiễm mặn, máy lọc nước uống trực tiếp, nước mặn

2 thoughts on “Nước Nhiễm Phèn Và Cách Xử Lý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll Up