MÔ- ĐUM HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC NHIỄM MẶN CÔNG SUẤT 1000L/H
Nước lợ ( nước nhiễm mặn) là gì:
Nước lợ ( nước nhiễm mặn) là loại nước có độ mặn cao hơn độ mặn của nước ngọt, nhưng không cao bằng nước mặn. Nó có thể là kết quả của sự pha trộn giữa nước biển với nước ngọt, chẳng hạn như tại các khu vực cửa sông hoặc nó có thể xuất hiện trong các tầng ngậm nước hóa thạch lợ. Một số hoạt động nhất định của con người cũng có thể tạo ra nước lợ, cụ thể là trong một số dự án kỹ thuật xây dựng dân sự như các dạng đê điều ven biển hay việc làm ngập lụt các vùng đất lầy lội ven biển để tạo ra các ao hồ nước lợ để nuôi tôm nước lợ. Nước lợ cũng có thể là chất thải chủ yếu của công nghệ năng lượng gradient độ mặn. Do nước lợ là không thích hợp với sự phát triển của phần lớn các loài thực vật trên đất liền, cho nên nếu không có sự quản lý và kiểm soát thích hợp thì nó có thể gây ra các tổn hại cho môi trường. Bách khoa Toàn thư Việt Nam coi nước lợ là nước có độ mặn từ 1 tới 10 g/L (ppt hay ‰) hay gam muối hòa tan trong mỗi lít nước. Một đặc trưng của nhiều bề mặt nước lợ là độ mặn của chúng có thể dao động mạnh theo thời gian hoặc không gian.
Quy trình công nghệ xử lý nước lợ.
Nước lợ có thể coi là hỗn hợp của nước biển và nước ngọt, và các khu vực cửa sông là các vùng nước trong đó nước biển và nước ngọt từ sông đổ ra pha trộn với nhau. Các môi trường sống nước lợ rộng lớn nhất trên thế giới vì thế chính là các khu vực cửa sông, nơi các con sông tiếp giáp với biển.
Hiện nay các cửa sông của khu vực đồng bằng sông hồng. sông cửu long… do biến đổi khí hậu cũng như tình trạng xây dựng thủy điện tại đầu nguồn đã dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn làm ảnh hưởng nặng nề tới sinh hoạt, khai thác, sản xuất của người dân. Vì lý do trên Chúng tôi những người có kinh nghiệm, tâm huyết với ngành xử lý nước đã nghiên cứu và phát triển ra sản phẩm xử lý nước lợ thành nước ngọt tinh khiết để đáp ứng nhu cầu của người dân. Nước lợ được bơm từ nguồn nước (sông, rạch, giếng khoan…) đến hệ thống xử lý nước nhiễm phèn Nước lợ được chảy đến bồn lắng cát. Bồn lắng cát sẽ có đủ thời gian lưu để loại bỏ cát, đất, sỏi và các vật nặng dễ lắng. Nguồn nước lợ chủ yếu là sông, rạch lớn gần cửa biển và nước thường dao động nên bùn đất, phù sa và chất lơ lững tương đối nhiều, do đó bố trí bể lắng cát là phù hợp.
Lọc màng RO – Xử lý nước lợ / nhiễm mặn Lọc màng RO – Xử lý nước lợ / nước nhiễm mặn Bồn lọc sử dụng vật liệu lọc là than hoạt tính, có tác dụng hấp phụ và khử độc trong nước.
Cấu Tạo Màng RO Khử Mặn |
Bồn lọc với vật liệu lọc là hạt nhựa trao đổi ion với chức năng tối ưu hóa quá trình làm mềm nước.
Bồn lọc tinh sử dụng lõi lọc 5 micron.
Cuối cùng là thiết bị lọc màng bán thấm RO Sau khi qua hệ thống RO ta sẽ được nguồn nước sạch dùng để ăn uống, sản xuất.